BỘ MÔN VI SINH-KÝ SINH

GIỚI THIỆU

Bộ môn Vi sinh Ký sinh được Khoa Dược phân công nhiệm vụ giảng dạy các học phần thuộc lĩnh vực sinh học và thực hiện các nghiên cứu liên quan.

Về hoạt động đào tạo, Bộ môn tham gia giảng dạy các học phần: Sinh học, Vi sinh, Ký sinh trùng, Công nghệ sinh học dược và Sản xuất nguyên liệu dược bằng công nghệ sinh học cho đối tượng sinh viên ngành dược trình độ đại học, các học phần Sinh học phân tử cơ sở dược, Công nghệ sản xuất dược phẩm có nguồn gốc sinh học, Kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm bằng phương pháp sinh học, Phương pháp kiểm nghiệm dược phẩm sinh học, Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong kiểm nghiệm cho học viên sau đại học. Bên cạnh giảng dạy, mỗi năm, bộ môn còn tham gia hướng dẫn khoảng 15 sinh viên/ học viên/ nghiên cứu sinh làm khóa luận tốt nghiệp/ luận văn/ luận án tốt nghiệp. Với kiến thức tích luỹ qua các học phần được giảng dạy tại bộ môn, sinh viên/học viên có thể học các học phần khác như Hóa sinh, Hóa Dược, Dược lý, Dược lâm sàng, Kiểm nghiệm,... và ứng dụng những kiến thức này trong sử dụng thuốc, công tác dược bệnh viện, sản xuất cũng như nghiên cứu phát triển thuốc mới,...

Về hoạt động nghiên cứu khoa học, bộ môn có các Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học dược, Phòng thí nghiệm Vi sinh - Sinh học phân tử và Phòng thí nghiệm Vi nấm - Ký sinh trùng học. Các hoạt động nghiên cứu tại bộ môn có định hướng phối hợp với các công ty, nhà máy sản xuất dược phẩm, bệnh viện cũng như với các trường, đơn vị nghiên cứu khác.

Hiện nay, bộ môn có 10 nhân sự, trong đó có 7 giảng viên đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và được đào tạo tại các nước như Đức, Nhật, Bỉ và Việt Nam.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Bộ môn Vi sinh Ký sinh có lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Năm 1963, Bộ môn Vi Sinh và Bộ môn Ký Sinh Trùng được thành lập cùng với sự thành lập Trường Đại Học Dược Khoa Sài Gòn.

Phụ trách Bộ môn Vi sinh từ ngày thành lập đến năm 2001 gồm:

  • GS.TS. Trần Ngọc Tiếng: 1963-1995
  • GS.TS. Nguyễn Văn Thanh: 1995-2001

Phụ trách Bộ môn Ký Sinh Trùng từ ngày thành lập đến năm 2001 gồm:

  • GS.TS. Nguyễn Vĩnh Niên: 1963-1995
  • DS. Nguyễn Liên Minh: 1995-1997
  • ThS. Nguyễn Đinh Nga: 1997-2001

Năm 2002, bộ môn Vi Sinh và bộ môn Ký Sinh Trùng được sát nhập thành Bộ môn Vi Sinh Ký Sinh.

Phụ trách Bộ môn Vi Sinh Ký Sinh từ 2002 đến nay gồm:

  • GS.TS. Nguyễn Văn Thanh: 2002-2008
  • PGS.TS. Nguyễn Đinh Nga: 2008-2012
  • PGS.TS Trần Cát Đông: 2012-2021
  • PGS. TS Nguyễn Tú Anh: từ 2021 đến nay

Các giảng viên, kỹ thuật viên và nhân viên đã công tác tại bộ môn:

  • PGS.TS. Trần Cát Đông
  • PGS. TS. Nguyễn Đinh Nga
  • DS. Nguyễn Liên Minh
  • TS. Huỳnh Thị Ngọc Lan
  • PGS.TS. Trần Thu Hoa
  • TS. Nguyễn Trọng Hiệp
  • ThS. Nguyễn Hoàng Thu Trang
  • ThS. Hồ Thị Yến Linh
  • ThS. Nguyễn Thị Vân Hà
  • ThS. Lê Ngọc Huệ
  • Cô Nguyễn Thị Gái
  • Cô Hồ Thị Song

CHỨC NĂNG ĐÀO TẠO

  • Đào tạo đại học
    • Sinh học (3 tín chỉ lý thuyết + 1 tín chỉ thực tập): giảng dạy cho sinh viên năm nhất
    • Vi sinh (2 tín chỉ lý thuyết + 1 tín chỉ thực tập): giảng dạy cho sinh viên năm thứ hai
    • Ký sinh trùng (2 tín chỉ lý thuyết + 1 tín chỉ thực tập): giảng dạy cho sinh viên năm thứ hai
    • Công nghệ sinh học dược ((2 tín chỉ lý thuyết + 1 tín chỉ thực tập): giảng dạy cho sinh viên năm thứ tư
    • Sản xuất nguyên liệu làm thuốc bằng công nghệ sinh học ((2 tín chỉ lý thuyết): giảng dạy cho sinh viên năm cuối định hướng chuyên ngành Khoa học Dược
  • Đào tạo sau đại học
    • Sinh học phân tử cơ sở dược (2 tín chỉ lý thuyết): học phần bắt buộc, giảng dạy cho đối tượng Thạc sĩ, chuyên khoa chuyên ngành Kiểm nghiệm thuốc – độc chất, chuyên ngành Dược liệu – Dược cổ truyền, chuyên ngành Dược lý – Dược lâm sàng, chuyên ngành Công nghiệp dược phẩm và bào chế thuốc.
    • Công nghệ sản xuất dược phẩm có nguồn gốc sinh học (2 tín chỉ lý thuyết + 1 tín chỉ thực tập): học phần tự chọn, giảng dạy cho đối tượng thạc sĩ, chuyên khoa chuyên ngành Công nghiệp dược phẩm và bào chế thuốc.
    • Kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm bằng phương pháp sinh học (2 tín chỉ lý thuyết + 1 tín chỉ thực tập): học phần bắt buộc, giảng dạy cho đối tượng thạc sĩ chuyên Kiểm nghiệm thuốc – độc chất
    • Phương pháp kiểm nghiệm dược phẩm sinh học (2 tín chỉ lý thuyết + 1 tín chỉ thực tập): học phần tự chọn, giảng dạy cho đối tượng thạc sĩ chuyên Kiểm nghiệm thuốc – độc chất
    • Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong kiểm nghiệm cho học viên sau đại học (2 tín chỉ lý thuyết): học phần tự chọn, giảng dạy cho đối tượng thạc sĩ chuyên Kiểm nghiệm thuốc – độc chất