NGHIÊN CỨU BỘ MÔN QUẢN LÝ DƯỢC

HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Bộ môn Quản lý Dược hiện tại tập trung vào hai định hướng mũi nhọn về (1) Khoa học quản lý (Pháp luật y tế và Pháp chế Dược, Sức khỏe cộng đồng và Dịch tễ Dược, Quản lý dược bệnh viện và Quản lý sử dụng kháng sinh, Quản trị kinh doanh Dược, Khoa học dữ liệu) và (2) Đánh giá kinh tế trong ngành Dược (Kinh tế Y tế và Đánh giá công nghệ Y tế). Định hướng nghiên cứu cụ thể như sau:

Khoa học quản lý

Pháp luật Y tế và Pháp chế Dược: Quản lý nhà nước về y tế, quản lý hành nghề dược tư nhân và quản lý chất lượng thuốc; Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi của dược sĩ trong hành nghề Dược; Đánh giá chất lượng đào tạo dược sĩ và một số vấn đề liên quan đến công tác đào tạo trong lĩnh vực Dược.

Sức khỏe cộng đồng và Dịch tễ Dược: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe, chất lượng sống, kết cục điều trị của người bệnh; Phân tích yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mạn tính; Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp.

Quản lý dược bệnh viện: Cải tiến mô hình tổ chức khoa dược bệnh viện; Đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực dược bệnh viện; Đánh giá chất lượng dịch vụ tại bệnh viện; Xây dựng mô hình - định mức tồn kho, tối ưu hóa chi phí tồn kho thuốc - hóa chất - vật tư y tế.

Quản lý sử dụng kháng sinh: Đánh giá hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh, chỉ số đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện; Đo lường, phân tích, xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện và giữa các bệnh viện.

Quản trị kinh doanh Dược: Ứng dụng lý luận quản trị vào thực tiễn quản trị Dược; Đánh giá nhu cầu, điều kiện làm việc, hiệu quả công việc và các phương pháp quản trị nguồn nhân lực; Nghiên cứu thị trường, xác định kỳ vọng, hành vi khách hàng, phát triển chiến lược marketing dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ; Đo lường và xây dựng giải pháp nâng cao sức mạnh thương hiệu, giá trị thương hiệu, hình ảnh thương hiệu

Khoa học dữ liệu: Phân tích xử lý dữ liệu lớn (Big data) trong y tế; Ứng dụng phân tích mạng lưới và Mô hình hóa trong quản lý y tế.

Đánh giá kinh tế trong ngành Dược

Đánh giá công nghệ y tế: Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp về hiệu lực, hiệu quả, an toàn của thuốc/can thiệp y tế; đánh giá kinh tế y tế, kinh tế dược của thuốc/can thiệp y tế; phân tích ELSI (đạo đức, xã hội, pháp lý) liên quan đến chấp thuận chi trả cho thuốc/can thiệp y tế mới; phân tích ra quyết định đa nhân tố trong lựa chọn các thuốc/can thiệp y tế trong điều trị nhằm phân bổ nguồn lực y tế hiệu quả.

Phân tích dữ liệu thực: Ứng dụng kinh tế lượng và thống kê y học để phân tích dữ liệu thực tại Việt Nam (bao gồm dữ liệu điện tử tại các bệnh viện, dữ liệu thu thập từ người bệnh); phân tích cấu trúc chi phí điều trị và các yếu tố tác động đến chi phí điều trị.

Phân tích tác động đến ngân sách: Phân tích tác động lên ngân sách của việc chi trả/thay đổi chính sách chi trả cho thuốc/can thiệp y tế mới từ quan điểm cơ sở chi trả; nghiên cứu định giá và phương pháp bồi hoàn trong chi trả bảo hiểm y tế khi áp dụng trong thực tế các thuốc/can thiệp y tế mới.

Phân tích chính sách: Phân tích tác động của chính sách y tế đến kết cục điều trị và chất lượng sống của người bệnh; ứng dụng nghiên cứu định tính, nghiên cứu đồng thuận chuyên gia, phân tích SWOT trong đánh giá hiệu quả của chính sách y tế và triển khai chính sách y tế.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tính đến tháng 12 năm 2022, Bộ môn đang đào tạo Chuyên ngành Quản lý cung ứng thuốc cho bậc đại học, Tổ chức quản lý Dược cho CK1, CK2 và Cao học với khoảng 300 khóa luận Dược sĩ Đại học; 270 luận văn CK1, 90 luận văn CK2 và 70 luận văn/đề án Thạc sĩ. Bộ môn có khoảng 300 nghiên cứu khoa học được công bố, trong đó có khoảng 80 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế; 160 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc gia uy tín; các báo cáo tại các hội nghị quốc tế, hội nghị quốc gia và thực hiện khoảng 30 đề tài các cấp. Bộ môn cũng đã xuất bản được 04 giáo trình phục vụ công tác đào tạo là Giáo trình Kinh tế Dược tập 1; Giáo trình Kinh tế Dược tập 2; Giáo trình Thực hành Kinh tế Dược; Giáo trình Thực hành Pháp chế Dược.

Năm 2023, kết quả nghiên cứu khoa học của bộ môn được liệt kê như sau:

Bài báo khoa học quốc tế (03):

  1. Nguyen-Thi HY, Bui TV, Tran-Thi HN, Minh Le AD, Gia Nguyen BD, Tran-Thi HN, Nguyen T, Le NDT. Evaluation of the impact before and after the application of an antimicrobial stewardship program at Dong Thap General Hospital, Vietnam, from 2017 to 2021. Infection Prevention in Practice. 2023;5(4):100311.
  2. Nguyen NTQ, Courtney AE, Nguyen HQ, Quinn M, Maxwell AP, O’Neill C. Early clinical and economic outcomes of expanded criteria living kidney donors in the United States. J Nephrol. 2023;36(4):957–68.
  3. Truong Van Dat, Vo Linh Tu, Le Nguyen Anh Thu, Nguyen Nhat Anh Quang, Van Binh, Nguyen Thi Quynh Nga,  Duong Hoang Loc, Tran Thi Hong Nguyen, Dao Ngoc Hien Tam,  Hong-Han Huynh,  Tran Trung,  Uyen Do,  Nguyen Tuan Phat,  Nguyen Thi Hai Yen,  Le Huu Nhat Minh. (2023). Effectiveness of Perindopril/Amlodipine Fixed-Dose Combination in the Treatment of Hypertension: A Systematic Review. Frontiers in Pharmacology. 14. 1156655. 10.3389/fphar.2023.1156655.

Bài báo khoa học trong nước (08):

  1. Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Lê Đặng Tú Nguyên , Nhan Trí Phát, Trần Thị Ngọc Vân, Nguyễn Thu Thảo, Trần Thị Hồng Nguyên, Nguyễn Dương Duy Khoa, Nguyễn Thị Hải Yến, Phạm Đình Luyến. Phân tích chi phí hiệu quả của roflumilast khi bổ sung vào phác đồ phối hợp bộ ba LABA/LAMA/ICS ở người bệnh COPD nặng và rất nặng tại Việt Nam. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;525(1A).
  2. Nguyễn Thị Hải Yến, Lê Đặng Tú Nguyễn, Trần Thị Hồng Nguyên, Nguyễn Thị Thiện Trâm, Trần Thị Hồng Nhung, Nguyễn Phan Thùy Nhiên, Đỗ Văn Dũng, Lê Ngọc Danh, Đặng Thùy Trang, Đàm Ngọc Hồng Đào, Dương Hoàng Lộc, Phan Nguyễn Hoài Bảo, Trương Thúy Quỳnh, Huỳnh Phương Thảo, Nguyễn Văn Vĩnh Châu. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;525(1A).
  3. Nguyen Thi Hai Yen, Phung The Hiep, Nguyen Thi My Dung, Le Ngoc Danh, Thai Hue Ngan, Le Dang Tu Nguyen. Analysis of Drug Procurement Results in Vietnam from 2013 to 2020. VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences. 2023;39(1).
  4. Trần Thị Hồng Nguyên, Đặng Thị Kiều Nga, Phạm Đình Luyến, Lê Đặng Tú Nguyên, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Bách, Lê Đình Thanh. Phân tích chi phí điều trị người bệnh chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2022  2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;532(1).
  5. Trần Thị Hồng Nguyên, Nguyễn Phạm Mai Chi, Lê Châu Minh Thư, Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Quốc Hòa. Tổng quan hệ thống về hiệu lực, hiệu quả, an toàn và chi phí – hiệu quả của Budesonide/Glycopyrrolate/Formoterol fumarate trong điều trị bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;531(1).
  6. Qúach Thanh Hưng, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Võ Thu Hiền, Trần Thị Hồng Nguyên, Đặng Thị Kiều Nga, Nguyễn Thị Hải Yến. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở người bệnh cao tuổi có chẩn đoán mất ngủ và không có chẩn đoán mất ngủ tại Bệnh viện Nguyễn Trãi năm 2022 - 2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;532(1).
  7. Lê Đình Thanh, Trần Thị Hồng Nguyên, Lê Đặng Minh Anh, Phùng Ngọc Cẩm Tiên, Phạm Võ Kiều Thu, Võ Thành Toàn, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Hải Yến. Phân tích mô hình bệnh tật nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất giai đoạn 2013 – 2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;531(1).
  8. Quách Thanh Hưng, Nguyễn Quốc Tuấn, Châu Phạm Thanh Phương, Nguyễn Võ Thu Hiền, Nguyễn Hoàng Huỳnh Vân, Ngô Lê Lan Uyên, Phạm Đình Luyến, Đặng Thị Kiều Nga. Phân tích chi phí điều trị thoái hoá khớp gối tại bệnh viện Nguyễn Trãi giai đoạn 2022 –2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;532(1).

Đề tài các cấp nghiệm thu (04):

  1. TS. Nguyễn Thị Hải Yến và cộng sự (ThS.Lê Đặng Tú Nguyên), C, Kết quả “Đạt”
  2. TS. Nguyễn Thị Hải Yến và cộng sự (TS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga, ThS.Lê Đặng Tú Nguyên), Phân tích Chi phí - Hiệu quả của Desvenlafaxine trong điều trị rối loạn trầm cảm nặng tại Việt Nam, Đề tài Trung tâm Sapharcen, nghiệm thu tháng 11/2023, Kết quả “Xuất sắc”
  3. BS.CKII. Quách Thành Hưng và cộng sự (TS. Nguyễn Thị Hải Yến, DS.Trần Thị Hồng Nguyên), Khảo sát các yếu tố nguy cơ và đánh giá hiệu quả can thiệp dược trên người bệnh cao tuổi có triệu chứng mất ngủ, Đề tài Cấp Sở KHCN TPHCM, nghiệm thu tháng 12/2023, Kết quả “Đạt”
  4. BS.CKII. Nguyễn Hoài Nam và cộng sự (TS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga, ThS.Lê Đặng Tú Nguyên, DS. Trần Thị Hồng Nguyên), Phát triển công nghiệp Dược trên địa bàn TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, Đề tài Cấp Sở KHCN TPHCM, nghiệm thu tháng 12/2022, Kết quả “Xuất sắc”

Đề tài các cấp đăng kí (04):

  1. TS. Đặng Thị Kiều Nga và cộng sự, Phân tích chi phí điều trị của người bệnh với đa bệnh đồng mắc mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thống Nhất, Đề tài cấp cơ sở
  2. TS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga và cộng sự, Đối sánh chất lượng sống của người bệnh đái tháo đường típ 2 có biến chứng với dữ liệu chất lượng sống người Việt Nam, Đề tài cấp cơ sở
  3. TS. Nguyễn Thị Hải Yến và cộng sự, Đánh giá kinh tế dược của ceftaroline fosamil trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng và nhiễm trùng da và mô mềm phức tạp tại Việt Nam, Đề tài Trung tâm Sapharcen
  4. TS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga và cộng sự, Phân tích tác động của COVID-19 đến chi phí trực tiếp y tế liên quan đến đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới giai đoạn 2020 – 2022, Đề tài cấp cơ sở

Giáo trình xuất bản (01):

  1. Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Huỳnh Phương Thảo, Sách tham khảo Quản lý sử dụng kháng sinh, NXB Y học, năm 2023.

Chứng nhận quyền tác giả (01):

  1. Nguyễn Thị Hải Yến, Huỳnh Phương Thảo, Phần mềm hỗ trợ phân tích bộ tiêu chí đánh giá cho công tác quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện, Số 9334/2023/QTG, Cục bản quyền tác giả ngày 02/11/2023.

Tham gia và báo cáo dạng Oral/Poster 03 Hội nghị/Hội thảo quốc tế và 21 Hội nghị/Hội thảo trong nước

Hướng dẫn 16 khóa luận Dược sĩ đại học, 07 luận văn Cao học nghiên cứu, 05 Luận văn Cao học ứng dụng và 07 Luận văn Chuyên khoa 2