BỘ MÔN HOÁ HỮU CƠ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

  • Trước 30/04/1975 môn Hóa Hữu Cơ được dạy chung trong chương trình bộ môn Hóa Dược. 
  • Năm 1977, bộ môn Hóa Hữu Cơ được thành lập cùng với một số bộ môn của nhà trường tạo thành khối các bộ môn cơ bản phục vụ cho tất cả sinh viên của trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.

PTS. Nguyễn Thị Nguyệt Phương đảm nhận vị trírưởng bộ môn.

  • Năm 1984 PGS.TS. Trương Thế Kỷ đảm nhận vị tríTrưởng bộ môn. Đặng Ngọc Ánh là Phó trưởng bộ môn
  • Năm 1990 PGS.TS. Trương Thế Kỷ là Trưởng bộ môn và ThS. Nguyễn Anh Tuấn Phó trưởng bộ môn.
  • Năm 1994: trường Đại học Y Dược thành lập Khoa Đại cương và bộ môn Hóa Hữu Cơ ở lại Khoa Dược thuộc khối các bộ môn cơ sở.
  • Năm 2006:ThS. Nguyễn Anh Tuấn đảm nhận vị trí Trưởng bộ môn; PGS.TS. Phạm Khánh Phong Lan là Phó trưởng bộ môn
  • Năm 2010: ThS. Nguyễn Anh TuấnTrưởng bộ môn và PGS.TS. Đặng Văn Tịnh Phó trưởng bộ môn
  • Năm 2013: PGS.TS. Đặng Văn Tịnh đảm nhận vị trí Trưởng bộ môn.
  • Năm 2015: PGS.TS. Trương Ngọc Tuyền đảm nhận vị trí Phó trưởng bộ môn - phụ trách bộ môn.
  • Năm 2017: PGS.TS. Trương Ngọc Tuyền đảm nhận vị trí Trưởng bộ môn.

CHỨC NĂNG

Bộ môn Hoá Hữu cơ có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các học phần lý thuyết Hoá hữu cơ và thực hành Hoá hữu cơ cho các hệ chính quy, liên thông và văn bằng hai cho các lớp đại học. Tổ chức giảng dạy Hoá hữu cơ nâng cao cho các lớp chuyên khoa và cao học. Tham gia các loại hình đào tạo liên kết với các trường đại học khác theo sự phân công của nhà trường.

Ngoài giảng dạy, bộ môn còn có chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tổng hợp Hóa hữu cơ và liên kết với các bộ môn, các trường đại học và viện để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp và phối hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ngoài hai chức năng chính trên, bộ môn còn góp phần xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển chung của khoa và của trường.  Bộ môn cũng tham gia các hoạt động đoàn thể và các nhiệm vụ khác do khoatrường phổ biến.

NHIỆM VỤ 

Giảng dạy

  • Xác định mục tiêu môn học, xây dựng chương trình chi tiết môn học/học phần được phân công phù hợp với hệ các đào tạo.
  • Biên soạn giáo trình, sách giáo khoa phục vụ việc dạy học môn Hóa Hữu cơ.
  • Cải tiến chương trình đồng thời cập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy để giúp sinh viên nắm vững kiến thức lý thuyết cơ bản của môn học Hóa hữu cơ đồng thời thành thạo các kỹ năng trong phòng thí nghiệm.
  • Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy.
  • Hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ, hướng dẫn học viên cao học làm luận văn thạc sĩ, hướng dẫn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học.
  • Tham gia các hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ, chấm luận văn cao học và hội đồng đánh giá khóa luận và chuyên đề tốt nghiệp dược sỹ đại học.
  • Xây dựng và cải tiến phương pháp đánh giá, lượng giá kết quả dạy - học môn Hóa hữu cơ.
  • Xây dựng và cập nhật ngân hàng đề thi, lượng giá các bài thực hành.
  • Tổ chức ra đề và chấm bài thi giữa kỳ, cuối kỳ (theo quy định của mỗi học phần).
  • Đánh giá kết quả học tập của người học theo quy chế hiện hành.
  • Quản lýlưu trữ kết quả học tập.

Nghiên cứu khoa học

  • Đăng ký, triển khai đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực H hữu cơ và Hóa dược.
  • Tổ chức sinh hoạt khoa học tại bộ môn, tham gia các hội nghị khoa học do khoa hay trường tổ chức cũng như các hội nghị quốc gia và quốc tế.
  • Các cán bộ giảng viên của bộ môn tham gia nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học của mình hoặc tập thể tại các hội nghị nghiên cứu khoa học trong và ngoài trường.
  • Mở rộng hợp tác khoa học (liên kết với một số bộ môn trong khoa, trường cũng như các trường khác và các viện) và triển khai ứng dụng nghiên cứu khoa học trong giảng dạy và trong công tác kiểm nghiệm.

Nhiệm vụ khác

  • Tham gia đóng góp ý kiến cho việc xây dựng mục tiêu đào tạo, phương hướng phát triển chung của khoa, của trường.
  • Tham gia các hoạt động đoàn thể và các nhiệm vụ khác do khoa hay trường giao.