* Nghiên cứu: ngoài nhiệm vụ giảng dạy, Bộ môn còn tiến hành nghiên cứu và ứng dụng các mô hình dược lý thực nghiệm để khảo sát, đánh giá tác dụng, độc tính cấp, độc tính bán cấp của các thuốc và các nguyên liệu dùng làm thuốc, từ đó sàng lọc ra các chất có triển vọng trong trị liệu. Các hướng nghiên cứu chính gồm:
• Mô phỏng các mô hình dược lý thực nghiệm ứng dụng trong sàng lọc thuốc
- Các mô hình về rối loạn chuyển hóa: đái tháo đường, tăng lipid huyết, béo phì, ...
- Các mô hình về đau: viêm phù, viêm khớp cấp/mạn tính, đau ngoại biên, đau thần kinh, ...
- Các mô hình về rối loạn thần kinh: lo âu, trầm cảm, Alzheimer, Parkinson, ...
- Các mô hình về nghịch sản, tăng sản, ung thư in vivo, in vitro
• Dược lý thần kinh của các thảo dược: sàng lọc các dược liệu có tác dụng phòng ngừa/cải thiện trí nhớ trên các mô hình thực nghiệm về Alzheimer và Parkinson
• Hóa phòng ngừa và Hóa trị liệu ung thư của các dược thảo
• Nghiên cứu độc tính dược liệu, nguyên liệu thông thường và cả nguyên liệu nano
Thành tựu nổi bật (từ 2010-2020)
Giảng dạy sau ĐH chuyên ngành Dược lý –Dược lâm sàng: bộ môn đã đào tạo được
- 174 DS chuyên khoa 1
- 339 cao học Dược
- Đang đào tạo 05 nghiên cứu sinh
Nghiên cứu: bộ môn đã tham gia, chủ trì nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, Sở KHCN TP HCM
- Đồng chủ trì 02 đề tài cấp bộ
- Chủ trì, đồng chủ trì 08 đề tài cấp Sở KHCN Tp. HCM
- Tham gia 02 đề tài cấp nhà nước